Không phải trẻ nào bị suy dinh dưỡng cũng được mẹ và các thành viên khác trong gia đình chú ý tới. Vì thế, nhiều phụ huynh không hề biết con mình bị suy dinh dưỡng. Vậy làm thế nào để nhận biết sớm trẻ suy dinh dưỡng nhằm có biện pháp khắc phục hiệu quả?
Mục lục
Dấu hiệu trẻ bị suy dinh dưỡng dễ nhận thấy
- Không lên cân, giảm cân, chậm tăng cân, đứng cân trong 2-3 tháng hoặc sụt cân.
- Chậm tăng chiều cao hoặc không tăng chiều cao liên tục trong 2-3 tháng.
- Chậm mọc răng, chậm biết đi, teo mỡ ở cánh tay, thịt nhẽo.
- Hay bị rối loạn tiêu hóa: đi phân sống, ỉa chảy.
- Bé chậm phát triển, ít vận động, ưa quấy khóc có biểu hiện rối loạn giấc ngủ.
- Bé biếng ăn, ăn ít, môi xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt, khó chịu, ít vui chơi, kém linh hoạt.
Những trẻ nào dễ bị suy dinh dưỡng?
- Trẻ không được bú sữa mẹ hoặc mẹ không đủ sữa nên phải dùng sữa ngoài.
- Trẻ sinh đôi, sinh ba hoặc sinh ra nhẹ cân (dưới 2500g). Chức năng tiêu hóa và điều hòa thân nhiệt kém nên dễ mắc bệnh về tiêu hóa, hô hấp.
- Trẻ từ 6 – 24 tháng có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao vì đây là thời kỳ giảm dần bú mẹ và có nhu cầu dinh dưỡng cao.
- Trẻ thường mắc các bệnh nhiễm khuẩn như sởi, tiêu chảy, viêm phổi, viêm đường hô hấp…
- Trẻ bị dị tật bẩm sinh như tim, sứt môi, hở hàm ếch vì khả năng phòng bệnh. Hấp thu dinh dưỡng kém trong khi nhu cầu năng lượng lại tăng.
Cách nhận biết trẻ suy dinh dưỡng
- Quan sát các biểu hiện cơ thể của trẻ: Cha mẹ quan sát những dấu hiệu về da, răng, tóc để biết con mình có bị suy dinh dưỡng hay không.
- Dựa vào cân nặng để nhận biết trẻ suy dinh dưỡng: Trẻ mới sinh nặng khoảng 3kg, sau 5 tháng tăng gấp đôi. 12 tháng tăng gấp 3, sau mỗi năm tăng thêm 2kg. Đến 6 tuổi bé phải có cân nặng là 20kg. Nếu không thể cân đo, có thể đo vòng cánh tay của trẻ 1 – 5 tuổi, 14 – 15cm là bình thường, dưới 13cm là suy dinh dưỡng.
- Dựa vào chiều cao để nhận biết trẻ suy dinh dưỡng: Lúc mới sinh trẻ dài 50cm, 6 tháng dài 65cm, 12 tháng là 75cm, 2 tuổi là 85cm, 3 tuổi là 95cm, 4 tuổi là 100cm. Sau đó mỗi năm chiều cao tăng thêm 5cm, đến 8 tuổi bé phải cao 120cm.
Hậu quả của bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ
Trẻ sẽ phải gánh chịu hàng loạt vấn đề như không thể phát triển tầm vóc, dễ mắc bệnh: Trí não, ngôn ngữ, giao tiếp kém hơn và việc học tập cũng trở nên khó khăn hơn.
Nếu mẹ bị suy dinh dưỡng, con sinh ra yếu ớt, nhẹ cân dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng (thiếu cân hoặc thấp còi) ngay trong năm đầu sau sinh. Nguy hiểm hơn, những trẻ này có nguy cơ tử vong cao hơn so với trẻ bình thường và khó có khả năng phát triển bình thường.
Phòng ngừa và khắc phục suy dinh dưỡng ở trẻ em như thế nào?
Suy dinh dưỡng ở trẻ em ở thể phòng ngừa và khắc phục. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bố mẹ:
- Tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng ngay từ khi sinh ra. Do mẹ bị thiếu dưỡng chất trong quá trình mang thai là rất cao. Vì thế nên chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong khi mang thai và theo dõi thai kỳ đầy đủ.
- Sữa mẹ rất tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ đã cung cấp đầy đủ dưỡng chất dành cho trẻ nhỏ. Vì thế nên nuôi con bằng sữa mẹ tối thiểu trong 6 tháng đầu.
- Ở mỗi độ tuổi, trẻ sẽ có nhu cầu dưỡng chất khác nhau. Vì thế, bố mẹ cần lưu ý để cung cấp đủ các dưỡng chất tùy theo độ tuổi của trẻ.
- Vận động giúp tiêu hao năng lượng hiệu quả và hỗ trợ cho trẻ tăng trưởng khỏe mạnh. Do đó, hãy khuyến khích bé vận động để tăng cảm giác thèm ăn, giúp trẻ khỏe mạnh.
- Biếng ăn do tâm lý là một trong những loại biếng ăn khó điều trị nhất và gây hệ quả lâu dài. Thay vì ép bé ăn, bạn nên tạo bầu không khí vui vẻ và luôn sáng tạo các món ăn mỗi ngày để kích thích bé ăn tự nhiên.
Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng nhất trong khoảng thời gian từ 6 đến 24 tháng tuổi. Đây là thời kỳ các em bé có nhu cầu dinh dưỡng cao, đang tập thích ứng với môi trường và rất nhạy cảm với bệnh tật. Chính vì vậy ba mẹ nên nắm rõ những điều trên để phòng ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ.